HÃY HỌC CÁCH XỬ LÝ SỢ HÃI

Một cậu bé trong một lần dạo chơi trong rừng, đi tới một khoảng rừng thưa có 2 khu vườn. Trong vười các thợ vườn đang làm việc. Hai khu vườn rất khác nhau: một khu vườn thì đầy cỏ dại và người làm vườn chửi rủa liên tục. Khu vườn khác thì sặc sỡ, rất hài hòa và người làm vườn đang thích thú huýt sáo một bài hát. Anh ta làm mọi việc chẳng mệt nhọc gì.

Cậu bé muốn làm quen bác làm vườn vui tính và hỏi bác ta: tại sao bác ta có thể giữ cho vườn mình đâu ra đấy lại chẳng mấy mệt nhọc trong khi bác kia phải làm việc vất vả mà chẳng có được khu vườn đẹp.

Bác ta trả lời: “Trước đây bác cũng đã như bạn bác. Nhưng bằng cách đó bác đã không thể nào tiêu diệt hết cỏ dại. Cứ mỗi khi bác nhổ nó đi thì rễ của nó nằm lại trong đất và nó lại mọc lên. Thậm chí bác không thể nhỗ nhanh bằng nó mọc lại”.

Rồi bác đã làm cách khác. Bác tìm những loài hoa mọc nhanh hơn cỏ dại. Những cây hoa nhanh chóng che lấp toàn bộ cỏ dại và vườn bác tư giữ được sạch sẽ như bây giờ.

Trước khi cậu bé đi tiếp, cậu phát hiện ở bìa rừng một khu vườn thứ ba đầy cây độc dược. Người trồng vườn đã giải thích cho cậu bé những gì cậu thắc mắc: “Người làm vườn trước đây, người đã trồng những cây này là một bác sĩ nổi tiếng. Ông ta là người thông minh nhất trong chúng ta. Từ những cây độc dược trong vườn này ông ta làm ra thuốc chữa bệnh”.

Mỗi người đều có sợ hãi, lo lắng, kể cả những người làm việc đại sự. Can đảm không phải là người không biết sợ hãi mà là người dù có sợ hãi cũng vẫn dấn thân chinh phục nó. Sợ hãi là sự hình dung ra một điều gì đó không nên xảy đến. Chúng ta tưởng tượng ra điều đó càng rõ rệt, càng hay nghĩ tới nó, thì sự sợ hãi, lo lắng càng mạnh mẽ hơn, càng làm chúng ta tê liệt hơn. Chúng ta khó lòng trán khỏi những căng thẳng về nỗi sợ hãi. Nhưng chúng ta có thể chung sống với nó hoặc làm lu mờ nó đi. Trước hết chúng ta cần được che chở khi đối mặt với sự sợ hãi, để không đơn độc. Chúng ta có thể ngăn chặn sự sợ hãi, lo lắng trở thành một bóng ma trong cuộc sống của chúng ta.

CHÚNG TA CÓ THỂ XUA ĐUỔI SỰ SỢ HÃI BẰNG LÒNG BIẾT ƠN

Chúng ta không thể đơn giản vứt bỏ nỗi sợ hãi như nhổ cỏ dại. Bạn hãy hình dung: bạn tắt đèn đi và gian phòng tối đen như mực. Bạn có thể làm gì để chống lại bóng tối?. Đấu tranh chống lại nó hoặc tìm cách ngăn chặn nó đều vô nghĩa. Bạn chỉ có thể xua bóng tối bằng cách bật đèn lên.

Nỗi sợ hãi giống như bóng tối.Nó không thể ngăn chặn được. Ta càng cố gắng ngăn chặn nó thì nỗi sợ hãi lại càng lớn thêm. Khi ta tạo ra một lực ngày càng nhiều thì phản lực càng lớn. Nhưng chúng ta có thể xua đuổi nỗi sợ hãi và sự bối rối như ánh sáng xua đuổi bóng tối.

Ta có thể giải thích đơn giản như sau: bộ óc chúng ta chỉ có thể một lúc nghĩ ra một ý tưởng. Nếu chúng ta đang quan tâm đến phần đối lập của nỗi sợ hãi thì chúng ta không thể đồng thời cảm thấy sợ hãi. Sự đối lập với sự sợ hãi không phải là dũng cảm. Bởi vì người can đảm vẫn biết sợ hãi. Anh ta vẫn hành động mặc dù có sợ hãi. Chính vì vậy chúng ta gọi anh ta là can đảm.

Đối lập với sự sợ hãi là lòng biết ơn. Bạn sẽ có nhận xét rằng: bạn không thể cảm thấy sợ hãi trong khi bạn đang tỏ lòng biết ơn. Nếu bạn nhớ tới 5 điều mà bạn được ban ơn, thì tất cả mọi sự sợ hãi, lo lắng biến đi đâu mất.

Những điều mà bạn chịu ơn nhiều khi rất đơn giản: khả năng đi, nhìn, nói, đọc…Chúng ta thường nhìn nhận nhiều việc là đương nhiên, chừng nào chúng ta chưa thấy thiếu vắng nó. Vào lúc chúng ta không thể đi được nữa, ta mới phát hiện đấy quả là một ân huệ. Chúng ta nên suy nghĩ tới những điều đó, chúng ta mới ý thức được cuộc đời phong phú biết bao.

MỤC TIÊU LỚN ĐẨY LÙI SỢ HÃI

Một con đường khác để đẩy lùi nỗi sợ hãi là bằng cách tập trung sự quan tâm của mình vào mục tiêu. Sự sợ hãi chỉ có thể chế ngự chúng ta nếu chúng ta không để mắt tới công việc. Hàng tuần bạn hãy thường xuyên liệt kê những mục tiêu quan trọng của mình. Ngoài ra hàng ngày bạn hãy tự hỏi mình sẽ thưởng ngoạn cuộc sống như thế nào nếu mình đạt được những mục tiêu này.

Bạn sẽ nhận xét rằng bạn không cảm thấy sợ hãi trong khi mơ tới những mục tiêu của mình. Tuy hàng ngày chỉ mất vài ba phút thời gian. Nhưng không đáng gì so với thời gian bạn bó tay ngồi nhìn lòng đầy sợ hãi.

Tuy nỗi sợ hãi trở lại sau một thời gian, nhưng lúc này bạn thấy thoải mái đối mặt với nó. Và bạn có thể lợi dụng sự sợ hãi lúc này như một tín hiệu: đây là lúc để lại nhớ tới những mục tiêu của mình.

THỰC HIỆN 10 CỨU CÁNH

Nếu bạn có sợ hãi, lo âu bạn hãy đọc 10 điểm sau:

  1. Tự hỏi mình: Điều gì đã xảy ra từ những sự sợ hãi trong quá khứ của mình? Bạn sẽ nhận ra rằng tối đa là 5% của mọi sự sợ hãi trở thành hiện thực. Bạn hãy suy nghĩ xem sự sợ hãi của mình có thực sự đúng đắn không? Hoặc mình chỉ lo lắng vớ vẩn.
  2. Bạn hãy viết ra 5 điều bạn cần tỏ lòng biết ơn. Hãy tâm sự với mình: Mọi việc đến lúc này đều tốt đẹp. Nhiệm vụ tới ta sẽ hoàn thành tốt đẹp.
  3. Hầu hết mọi điều chúng ta sợ hãi chỉ xảy ra trong tương lai. Ngày hôm nay hầu như chúng chẳng có ảnh hưởng gì cả. Tại sao hôm nay đã phải trăn trở với nó?
  4. Bạn nên khẳng định bạn có thể làm chủ hoàn toàn hôm nay và ngày mai nữa. Cuộc sống là một chuỗi ngày nối tiếp.
  5. Nếu sự sợ hãi làm chúng ta mất tự chủ bạn sẽ trao đổi ngay với người thành đạt. Sự hiện diện của người thành đạt có thể giúp chúng ta bớt sợ hãi. Bạn hãy suy nghĩ: Một con người bản lĩnh sẽ hành động như thế nào trong hoàn cảnh như thế này?
  6. Bạn hãy hành động, tuy rằng thật khó làm điều gì bản thân đang lo âu, bối rối.Nhưng cũng chính lúc này mới là quan trọng nhất. Vì xiềng xích của nỗi sợ hãi càng xiết chặt khi chúng ta cứ lang thang vô công rồi nghề.
  7. Bạn đừng băn khoăn liệu mình có thể hoàn thành nhiệm vụ mà hãy tự hỏi: Mình làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ ? Điều gì có thể xảy ra? Lúc nào bạn cũng có thể tìm được một giải pháp.
  8. Bạn hãy nuôi dưỡng những hoài bão lành mạnh. Hãy mơ tưởng đến cuốn phim đời mình với kết thúc có hậu.
  9. Hãy nghe nhạc êm dịu. Sự lo âu sẽ bị xua đuổi đi như ánh sáng xua đuổi bóng đêm.
  10. Bạn hãy lật xem nhật ký thành đạt của mình. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình cũng không đến nỗi tồi và mình chẳng phí công lo lắng điều gì.

SỰ SỢ HÃI CÓ THỂ LÀ ĐỘC TỐ HAY LÀ MỘT LIỀU THUỐC

Cuối cùng, thật chẳng tồi tí nào nếu biết lợi dụng một liều lượng chọn lọc của sự sợ hãi để biến thành thuốc tăng lực. Sự sợ hãi cũng giống như một độc tố. Quá liều sẽ gây tai biến và tử vong. Nhưng liều nhẹ lại có thể tác dụng như một loại thuốc tiêu thụ đặc biệt công hiệu.

Vì vậy người thành đạt đón nhận kích thích của sợ hãi, nhưng biết hạn chế để nó không gây tai biến cho họ. Người thành đạt đã có nhận xét rằng một chút sợ hãi là một động lực. Con đường mà chúng ta có thể học tập và trưởng thành nhiều nhất là con đường gắn liền với sợ hãi, lo âu. Người thành đạt nói rằng: “Nếu tôi không cảm thấy sợ hãi trước khi tôi bước tiếp một bước mới, thì điều đó nói lên rằng: bước đi này quá tầm thường đối với tôi”.

Người thành đạt xem nỗi sợ hãi của họ là một tín hiện bình yên báo rằng họ đang đi đúng hướng. Họ chung sống với nỗi sợ hãi. Họ công nhận sự sợ hãi có thể là động lực thúc đẩy sự trưởng thành của bản thân họ.

THẢM HỌA

Người thành đạt cũng không sợ hãi trước mọi thảm họa. Họ biết rằng: trong cuộc sống của họ sẽ có những thảm họa và những khoảnh khắc đau đớn. Không ai được che chở trước thảm họa.

  • Thứ nhất: Có khi chỉ là một sự tiêu phí thời gian và công sức, chứ chẳng có gì xấu xa, tồi tệ thực sự xảy ra.
  • Thứ hai: Người thành đạt biết rằng họ có đủ sức lực và trí thông minh để vượt qua thời kỳ đen tối
  • Thứ ba: Luôn xuất hiện một sự khỏi đầu mới.
  • Thứ tư: Những thảm họa mà ta không thể lựa chọn cho mình thường có mặt trái của nó, đấy là một bộ phận quan trọng của cuộc sống chúng ta. Richard Bach từng nói: “Những gì đối với loài sâu bọ là sự cáo chung, thì đối với người sáng tạo là sự khai sinh một cánh bướm”.